Nhân quả báo ứng khẩu nghiệp – 5 khẩu nghiệp gánh cả đời không hết
Nhân quả báo ứng khẩu nghiệp – 5 khẩu nghiệp gánh cả đời không hết. Đó là những khẩu nghiệp nào hãy cùng nhandinhbong.net tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Nhân quả báo ứng khẩu nghiệp
Khẩu nghiệp là gì
Khẩu nghiệp chính là một loại nghiệp chướng được phát sinh từ lời nói thốt ra. Người ta vẫn nói rằng khẩu nghiệp chính là một trong 4 nghiệp nặng nhất đời người. Bởi lẽ lời đã nói ra như bát nước hất đi không thể nào cứu vãn nổi. Nếu đó là lời nói bình thường thì không vấn đề gì thế nhưng nếu đó là một ác khẩu thì lời nói đó có thể gây ảnh hưởng tới suy nghĩa, hành động và có khi còn là tâm hồn của người đó. Vì lý do đó mà khẩu nghiệp chính là một trong những tội nặng nhất mà con người hay mắc phải.
Tuy rằng người ta vẫn nói khẩu nghiệp chính là lời từ miệng phát ra, đó có thể là lời hay ý tốt nhưng đó cũng có thể là lời nói khó nghe, lời nói độc ác, thế nhưng khi nhắc tưới khẩu nghiệp thì có nghĩa rằng khẩu ác nghiệp. Khẩu nghiệp ác khẩu được phân thành các loại như sau :

- Vọng ngữ: Nói láo, hỗn
- Ỷ ngữ: Nói thêu dệt, dựng chuyện.
- Lưỡng thiết: Thâm thọc, nói móc, nói xỉa.
- Ác khẩu: Chửi rủa
Nghiệp là hành động tạo tác nhiều lần có chủ ý, của Thân, Miệng và Ý, nguyên nhân đưa tới quả báo, cả hai “nghiệp” và “quả báo” tạo thành” luật nhân quả”, tuần hoàn không dứt, sẽ đưa con người luân hồi khắp sáu cõi. Nếu như con người gieo nghiệp thiện thì sẽ sanh ở cõi Trời, Người, Atula. Ngược lại nếu như tạo nghiệp ác thì sẽ bị dọa vào Địa Ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh. Trong đó phần Miệng là gieo tạo nghiệp nhiều nhất. Nhưng đối với đạo Phật Tu là chuyển được nghiệp.
5 Khẩu Nghiệp Gánh Cả Đời Không Hết
1. Vọng ngữ – nói dối
Phật giáo luôn coi trọng sự thật, lời nói thật, những điều thật, bởi thế việc nói dối chính là một trong những tội nghiệt nặng nhất. Người mở miệng ra là nói dối, người nói dối không chớp mắt, nói tới quen miệng, thuận lời không hề suy nghĩ chính là người nguy hiểm bởi vì chính họ có khi cũng không biết rằng mình đang nói gì.
Nhiều khi họ nói dối cũng không vì mục đích gì có khi chỉ là nói dối cho vui, là ba hoa, thế nhưng họ lại không biết rằng như thế cũng chính là đã rước họa vào thân. Những người gặp thì đề phòng, bạn bè có gặp thì xa lánh, nhân duyên có gặp thì chắc cũng vụt mất thôi. Bởi vì Phật dày về cuộc sống, cho dù là nói dối có xuất phát từ hảo tâm hay là ác ý thì cũng đều là đã tạo nghiệp xấu, làm tổn hại và hạ thấp bản thân mình.
2. Thiển ngữ – lời lẽ thô thiển
Người thường dùng những lời lẽ không hay, những ngôn từ đả kích người khác thì đối với Phật Giáo mà nói đó chính là ác nhân. Người đả thương lòng tự trọng của người khác, chửi mắng người khác, làm thương hại tới danh dự của người khác chính là họa từ miệng, lời nói ra mà hại người thì cũng chính là hại mình, tự mang phiền toái đến cho mình.
Chính bởi vậy, Phật dạy hãy tôn trọng người khác bởi đó cũng là cách bạn tôn trọng chính mình. Mỗi khi thốt ra những lời lẽ thô tục đối với người khác thì cũng hãy nghĩ tới có lúc bản th ân của mình bị hạ thấp, mà việc nói lời thiển ngữ lại còn có thể bị tổn phước, việc đó rất không nên làm.
3. Ba phải – nói hai lời
Nói hai lời chính là kiểu lúc nói thế này, lúc nói thế khác, chính là cách châm ngòi ly gián, ở trước mặt người này thì nói A nhưng đối với người khác lại nói B để hai bên tự phất sinh mâu thuẫn lẫn nhau. Đây là loại người rất nguy hiểm, người dùng lời lẽ để hại người, tạo ác nghiệp chứ không đơn thuần chỉ là nói sai sự thật.
4. Xảo ngữ – lời lẽ khiêu khích
Xảo ngữ chính là cách sử dụng ngôn ngữ để khích bác, gợi lên lòng tham, sân, si của người khác, tuy là cười nói bỏng bấy đấy thế nhưng trong bụng lại sâu xa, đó cũng chính là ác nghiệp. Nếu đã không thể giúp được gì cho người khác thì cũng không nên hại người. Nếu như không th ể dùng từ bi mà hóa độ tham, sân, si của người khác thì cũng không nên đưa ra lời khơi gợi, cổ vũ những thói đó.
5. Phật dạy: Khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người. Hoạ từ miệng mà ra.
Nặng:
- Ăn không nói có
- Nói lời hung ác
- Nói lưỡi đôi chiều
- Nói lời thêu dệt
Nhẹ:
- Ăn uống cầu kỳ (cứ con gì cũng ăn cho ngon cho no đi)
- Phê bình khen chê
- Rêu rao tứ chúng
Hậu quả của khẩu nghiệp cũng vô cùng kinh khiếp. Và không phải là dương thì là âm, sớm hay muộn rồi thì cũng sẽ bị báo ứng thôi.
Vết thương do chính bạn gây ra trên thân thể của người khác còn có ngày lành lại, thế nhưng vết thương gây ra do chính lời nói của mình thì chẳng biết khi nào mới lành lặn lại được.
Việc chửi bới, nói xấu, hay là rêu rao về người khác mà người ta không có phản ứng, hay không biết thì cũng coi như kẻ tự ngửa cổ lên trời, phun nước bọt rồi tự rơi trúng mặt mình thôi. Bởi thế tốt nhất là không nên nói xấu ai khắp nơi, dù cho họ có làm điều gì đó không tốt thật nhưng nếu điều đó không gây hại gì tới bản thân mình và cộng đồng thì đó cũng là việc của họ, tự họ sẽ bị quả báo thôi. Bởi vì ngậm máu phun người thì tanh mồm mình trước mà.